Bệnh thoái hóa khớp: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thoái hóa khớp là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến hiện nay, đặc biệt chúng thường xuất hiện ở người cao tuổi và người thường xuyên lao động nặng. Căn bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn tăng nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhà Thuốc Minh Thi 2 hôm nay sẽ chia sẻ đến bạn triệu chứng, nguyên nhân và các phương pháp điều trị thoái hóa khớp.

Bị thoái hoá khớp là bị gì?

Bệnh thoái hóa xương khớp là một bệnh lý mãn tính xảy ra khi sụn khớp, lớp đệm bảo vệ giữa các đầu xương, bị tổn thương và bào mòn theo thời gian. Khi sụn khớp bị hỏng, các xương trong khớp sẽ cọ xát trực tiếp vào nhau dẫn đến đau nhức, sưng viêm và làm giảm khả năng vận động.

benh-thoai-hoa-khop
Bị thoái hoá khớp là bị gì?

Đây là một bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi nhưng hiện nay ngày càng có sự trẻ hoá và có thể xảy ra ở người trẻ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Dù ở bất kỳ độ tuổi nào, nếu xuất hiện các triệu chứng thoái hoá khớp, bạn cần thăm khám để có cách chữa thoái hoá khớp kịp thời, phù hợp.

Những vị trí thường bị thoái hoá khớp

Thoái hoá khớp có thể xảy ra ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể người, dưới đây là một vài vị trí dễ mắc phải bệnh lý này.

  • Thoái hóa khớp gối: Đây là tình trạng phổ biến nhất, chúng xảy ra khi các lớp sụn bao bọc khớp gối bị hao mòn, rách hoặc tiêu biến làm xương khớp gối không còn được bảo vệ. Từ đó, các phần xương khớp chà xát lên nhau và gây đau đớn, gây viêm sưng và làm hạn chế việc di chuyển.
  • Thoái hóa khớp háng: Tình trạng thoái hóa khớp háng thường khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi lại. Ở giai đoạn đầu, bệnh khó chẩn đoán vì các cơn đau xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Cơn đau thường nhói, buốt hoặc có thể đau âm ỉ.
  • Thoái hoá khớp cùng chậu: Khớp cùng chậu kết nối giữa cột sống và xương chậu. Dấu hiệu thoái hoá khớp ở vị trí này thường gây đau ở vùng thắt lưng, hông hoặc mông và tăng lên khi ngồi lâu hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
  • Thoái hoá khớp cổ tay, bàn tay: Biểu hiện thoái hóa khớp ở cổ tay hoặc bàn tay thường gặp ở người lớn tuổi. Lượng máu được cung cấp để nuôi dưỡng vùng khớp này đang dần bị suy giảm gây nên tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở các sụn, từ đó làm giảm sức chịu lực trước tác động liên tục lên khớp.
  • Thoái hóa khớp cổ chân: Thoái hóa khớp cổ chân gây ra bởi sự tổn thương sụn khớp tại mắt cá chân khiến người bệnh gặp khó khăn khi đi lại. Bệnh này thường gặp ở người trên 40 tuổi hoặc những người thường xuyên vận động liên quan đến cổ chân như vận động viên, cầu thủ bóng đá,…
  • Thoái khớp đốt sống cổ: Thoái hoá đốt sống cổ là tình trạng lão hoá tại các vị trí đốt sống cổ gây đau, cứng vùng cổ và lan xuống vai, cánh tay. Biến chứng thoái hóa khớp đốt sống cổ thường khiến người bệnh cảm thấy đau nhói khi cúi ngửa hoặc giữ cổ ở một tư thế quá lâu.

Nguyên nhân thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp xảy ra bởi nhiều lý do khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây thoái hóa khớp:

benh-thoai-hoa-khop-1
Thoái hoá khớp thường xuất hiện khi tuổi tác tăng cao
  • Do tuổi tác: Thoái hoá khớp thường xuất hiện khi tuổi tác tăng cao. Lúc này, sụn khớp và các mô xung quanh đã bị lão hoá theo thời gian, từ đó mất dần dịch khớp và làm giảm khả năng tái tạo của sụn khiến các khớp dễ bị tổn thương.
  • Do di truyền: Một số người có khiếm khuyết di truyền trong các gen chịu trách nhiệm hình thành sụn, từ đó dẫn đến sự thiếu hụt sụn khớp và làm thúc đẩy quá trình thoái hoá diễn ra.
  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể vượt mức sẽ làm tăng áp lực lên các khớp chịu lực khiến sụn khớp bị bào mòn nhanh chóng. Tình trạng thừa cân cũng là nguyên nhân làm rối loạn chuyển hóa dẫn đến sụn khớp và xương bị ảnh hưởng.
  • Chấn thương: Các chấn thương như gãy xương, trật khớp,… cũng là nguyên do làm tăng nguy cơ thoái hoá khớp. Biến chứng của thoái hóa khớp do chấn thương gây ra sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
  • Hoạt động với tần suất cao: Những người làm việc hoặc luyện tập với cường độ cao, lặp đi lặp lại trong thời gian dài và làm các động tác sai tư thế sẽ gây áp lực lên khớp, làm sụn khớp nhanh chóng bị tổn thương và dẫn đến thoái hoá.
  • Ảnh hưởng do các bệnh lý về xương khớp: Một số bệnh lý về xương khớp như gout, viêm khớp dạng thấp, loãng xương,… cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị thoái hoá khớp.

Triệu chứng thoái hóa khớp

Dưới đây là một số triệu chứng của thoái hóa khớp:

benh-thoai-hoa-khop-2
Triệu chứng thoái hóa khớp
  • Đau nhức: Các khớp bị thoái hoá thường đau âm ỉ trong hoặc sau khi vận động, nếu người bệnh nghỉ ngơi triệu chứng có thể giảm đi. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, cơn đau sẽ ngày càng dữ dội và kéo dài gây ra những phiền toái, khó chịu không đáng có.
  • Cứng khớp: Triệu chứng này thường đi kèm tình trạng đau nhức, người bệnh sẽ cảm nhận rõ nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khoảng thời gian dài không vận động.
  • Vị trí khớp có tiếng kêu khi di chuyển: Khi cử động, người bệnh có thể cảm nhận cảm giác nóng rát tại khớp, kèm theo đó là âm thanh lộp cộp hoặc lách cách.
  • Teo cơ, sưng tấy: Thoái hoá khớp lâu sẽ dẫn đến sưng tấy, làm biến dạng khớp và vùng cơ xung quanh. Nếu không vận động thường xuyên, cơ có thể bị teo, đầu gối lệch trục và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng di chuyển.

Điều trị thoái hóa khớp

Dưới đây là một số cách điều trị thoái hóa xương khớp giúp làm giảm các triệu chứng đau nhức xương khớp do thoái hoá gây ra:

benh-thoai-hoa-khop-3
Điều trị thoái hóa khớp
  • Tập thể dục: Bạn hãy duy trì thói quen tập luyện thể dục nhẹ nhàng với các bài tập như yoga, thiền, bơi lội, đi bộ,… để cải thiện sự linh hoạt của khớp, tăng cường sức mạnh cơ bắp và hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
  • Giảm cân: Đối với những người thừa cân, béo phì giảm cân đúng cách không chỉ giúp giảm áp lực lên các khớp chịu lực mà còn làm chậm tiến trình thoái hoá. Do đó, hãy xây dựng cho mình một kế hoạch giảm cân khoa học, lành mạnh nhất nhé.
  • Sử dụng thuốc: Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc thực phẩm chức năng như paracetamol, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), Jex Natural Joint Pain Relief,… đều có tác dụng hỗ trợ trị thoái hóa khớp. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào nhé.
  • Chườm nóng/ lạnh: Phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh cũng là cách hỗ trợ chữa bệnh thoái hóa khớp hiệu quả. Đặc biệt, cách làm này rất đơn giản và bạn có thể tự thực hiện tại nhà bằng cách chỉ cần chuẩn bị chai nước hoặc túi chườm nóng/ lạnh và đặt lên vùng bị đau là xong.
  • Phẫu thuật: Trong một số trường hợp nặng, phẫu thuật là cách làm hiệu quả, nhanh chóng nhất để giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.
  • Thay khớp: Phương pháp này có thể áp dụng ở hầu hết vị trí thoái hóa khớp. Khi phẫu thuật thay khớp, bác sĩ sẽ bỏ đi phần khớp đã bị thoái hoá và thay vào đó là khớp nhân tạo làm bằng vật liệu y sinh đặc biệt giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động, giảm đau triệt để.

Thoái hóa xương khớp không phải là căn bệnh có thể coi nhẹ nhưng với sự phát triển của y học hiện đại, việc kiểm soát và điều trị đã trở nên khả thi hơn rất nhiều. Hãy chú ý đến các dấu hiệu bất thường xương khớp của mình và tìm đến bác sĩ để có cách điều trị phù hợp nhất nhé.

Hotline
Nhắn tin Zalo
Nhắn tin facebook
button