Thái hoá đĩa đệm cột sống
Thoái hóa đĩa đệm cột sống là tình trạng đĩa đệm của bạn bị mất nước và co rút lại do tuổi tác. Hoặc một số nguyên nhân khác. Khiến cho các đốt xương gần nhau hơn. Từ đó tạo ra các tổn thương về dây thần kinh và cột sống ở cổ, ngực và thắt lưng. Trong đó, phổ biến nhất là đau cột sống lưng.
Đây là một căn bệnh mãn tính thường gặp ở các bệnh nhân lớn tuổi. Thường được chia ra 4 giai đoạn, đi từ nhẹ đến nặng và không có biểu hiện viêm. Tuy nhiên, nếu không chữa trị kịp thời thì thoái hóa đĩa đệm có thể mang đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Gây nên đau đớn và sự bất tiện trong sinh hoạt thường ngày của người bệnh.
Một số triệu chứng bạn có thể tham khảo để phòng ngừa thoái hóa đĩa đệm cột sống:
● Đau khi uốn cong hay vặn cột sống
● Gặp khó khăn khi cử động
● Thường xuyên bị căng cơ hoặc co thắt cơ
● Đau nhức ở hông, mông hoặc mặt sau của chân
● Đau khi giữ cơ thể ở một tư thế nhất định trong thời gian dài
● Hay tê mỏi tay, chân
Đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa là khi bạn có những cơn đau tỏa ra dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Bắt đầu từ nhánh ở lưng dưới qua hông, mông và xuống dưới từng chân. Vì thế mà đau thần kinh tọa thường chỉ ảnh hưởng đến một bên cơ thể.
Căn bệnh này chỉ xuất hiện khi thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng dưới. Khi ấy các xương cột sống sẽ chèn ép một phần của dây thần kinh. Điều đó khiến chân của người bệnh bị viêm, đau và thường bị tê. Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa ở người bệnh thường là:
● Tuổi tác
● Cân nặng
● Bệnh tiểu đường
● Công việc lao động nặng
● Do đau thần kinh tọa gây ra
Một số triệu chứng:
● Có cơn đau tỏa ra từ lưng dưới vào lưng hoặc bên cạnh, hoặc ở chân.
● Bị đau khi ngồi lâu hoặc hắt hơi hoặc ho
● Tê ngứa ở chân hoặc bàn chân
● Đau ở một phần chân hoặc tê ở một số bộ phận khác của cơ thể
Viêm khớp dạng thấp
Là một bệnh lý mãn tính do rối loạn hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Cụ thể, hệ thống miễn dịch của người bệnh sẽ tấn công nhầm vào các mô. Khi ấy, các niêm mạc khớp của người bệnh sẽ bị sưng đau. Dẫn đến xói mòn xương và làm biến dạng các khớp.
Căn bệnh này khá phổ biến ở những người trưởng thành trong độ tuổi từ 20-40 tuổi. Đặc biệt là phụ nữ đang có bầu.
Viêm khớp dạng thấp có diễn biến phức tạp, gây hậu quả nặng nề. Vì thế, người bị bệnh cần được phát hiện sớm để có biện pháp điều trị kịp thời. Từ đó có thể làm ngừng hoặc làm chậm tiến triển của bệnh. Từ đó hạn chế khả năng tàn phế của người mắc phải.
Bệnh loãng xương- Bệnh cơ xương khớp phổ biến
Loãng xương được xem như là một sát thủ thầm lặng, khiến cho xương của người bệnh yếu đi. Dẫn đến xương bị giòn và dễ gãy hơn. Nếu người bệnh bị nặng hơn, thì căn bệnh này có khả năng khiến họ tử vong. Hiện nay, tỷ lệ loãng xương khá cao. Cứ 10 người đàn ông trên 50 tuổi thì có 1 người bị loãng xương. Đối với phụ nữ, tỷ lệ này khoảng 1/50.
Một số triệu chứng của căn bệnh:
● Đau lưng
● Giảm chiều cao
● Lưng bị còng
● Xương dễ bị gãy sau một chấn thương nhẹ
Nguyên nhân gây loãng xương:
● Ít tập thể dục
● Nghiện rượu, cafe, thuốc lá
● Có chế độ ăn thiếu hụt canxi và vitamin D
● Thiếu hormone sinh dục vì cắt bỏ buồng trứng, mãn kinh sớm hoăc mắc một số bệnh nội tiết
● Bệnh nhân có tiền sử gãy xương
● Người bệnh sử dụng thuốc kéo dài như thuốc chống động kinh, Corticoid,…
Viêm điểm bám gân
Đây là bệnh lý xảy ra ở nhiều nhóm tuổi. Đặc biệt là người trung niên. Mặc dù viêm điểm bám gân không gây nguy hiểm, nhưng nó lại khiến bệnh nhân đau đớn. Dẫn đến việc họ khó có thể thực hiện một số hoạt động sinh hoạt cơ bản. Hoặc công việc hằng ngày.
Viêm điểm bám gân được hiểu là căn bệnh viêm ở gân, bao gân, hay dây chằng bám vào xương. Nó thường xuất hiện ở các vùng gân cổ chân, đầu gối, háng và khuỷu tay người bệnh.
Nguyên nhân:
● Hoạt động quá sức chịu của cơ thể. Thường lặp đi lặp lại do nghề nghiệp, hoặc thói quen sinh hoạt. Hoặc luyện tập thể thao
● Người bệnh mắc một số bệnh lý về cơ xương khớp: viêm khớp dạng thấp, gút,….
● Có các dị tật gây lệch trục của chi
● Nhiễm khuẩn
4 dấu hiệu nhận biết:
● Đau liên tục ở vị trí bị tổn thương
● Sưng hoặc nóng, hoặc đỏ quanh vùng bị đau
● Sờ thấy cục u nhỏ dọc trên gân
● Tay chân bị viêm thường đau nhiều hơn khi vận động
Làm thế nào để phòng tránh các bệnh cơ xương khớp hiện nay?
Vì những biến chứng và hậu quả nghiêm trọng mà bệnh cơ xương khớp mang lại. Nên việc phòng ngừa nó là một trong những biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe xương khớp. Dưới đây là một số cách hỗ trợ bạn phòng tránh:
● Giữ cân nặng hợp lý
● Kiểm soát lượng đường tiêu thụ
● Thường xuyên tập thể dục vận động khớp
● Bổ sung omega-3
● Hạn chế những chuyển động lặp lại
● Khởi động trước khi luyện tập
● Lắng nghe cơ thể
Bệnh cơ xương khớp thường gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Nhất là ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vì thế, bạn cần chú ý tập luyện thường xuyên và tập đúng kỹ thuật. Cũng như xây dựng một chế độ ăn hợp lý. Có như vậy, bạn mới có thể giảm nguy cơ mắc các căn bệnh xương khớp.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể