Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng cuối là tình trạng rất phổ biến trong suốt quá trình mang thai. Tình trạng này đều gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé trong giai đoạn kỳ tam cá nguyệt thứ ba. Nhà Thuốc Minh Thi 2 hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị tình trạng mẹ bầu tháng cuối bị mất ngủ.
Nguyên nhân bầu 3 tháng cuối bị mất ngủ
Bầu tháng cuối mất ngủ có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số lý do chính dẫn đến tình trạng mất ngủ ở 3 tháng cuối.
- Xuất hiện chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày: Mẹ bầu tháng cuối mất ngủ thường do hệ tiêu hoá lúc này hoạt động kém đi đáng kể do sự áp lực của thai nhi lên các cơ quan khác của mẹ. Từ đó, chúng gây ra tình trạng ợ nóng, trào ngược dạ dày khiến thai phụ khó ngủ.
- Sự phát triển nhanh chóng của thai nhi: 3 tháng cuối thai kỳ chính là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh chóng, kích thước của thai gia tăng đáng kể nên cơ thể của mẹ cũng trở nên nặng nề hơn. Điều này gây ra các vấn đề về tiêu hoá, bài tiết dẫn đến tiểu đêm khiến bầu 7 tháng mất ngủ.
- Ảnh hưởng bởi tư thế ngủ: Khi thai nhi lớn dần, việc tìm được tư thế ngủ thích hợp, thoải mái cũng gặp nhiều khó khăn. Từ đó, việc trằn trọc, trở mình quá nhiều trong đêm gây ra giấc ngủ chập chờn, không sâu giấc và làm mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi vào sáng hôm sau.
- Ảnh hưởng bởi tâm lý: Càng về giai đoạn em bé sắp chào đời, ba mẹ lại càng lo lắng, hồi hộp hơn rất nhiều, nhất là tâm trạng của thai phụ. Việc căng thẳng quá mức sẽ làm mẹ bầu mất ngủ, trằn trọc và thậm chí tỉnh giấc giữa đêm.
- Xuất hiện thai máy: Ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, các chi của thai nhi đã phát triển toàn diện nên các con cũng thường cử động nhiều hơn vào ban đêm. Những cử động này khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu và khiến thai phụ dễ tỉnh giấc.
Ngoài các nguyên nhân trên, những vấn đề như chuột rút, đau lưng, đau hông, khó thở,… cũng có thể làm xuất hiện tình trạng bầu 30 tuần bị mất ngủ.
Bầu tháng cuối bị mất ngủ có nguy hiểm không?
Giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi, nhất là ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ. Thời gian ngủ chính là lúc cơ thể mẹ được tái tạo, phục hồi sức khoẻ sau ngày dài hoạt động. Tuy nhiên, việc đi vào giấc ngủ hoặc có một giấc ngủ ngon lại là điều không dễ dàng.
Bầu 3 tháng cuối mất ngủ kéo dài sẽ làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Cơ thể mẹ sẽ luôn mệt mỏi, thiếu tỉnh táo, mất tập trung và có thể dẫn đến chứng trầm cảm trước sinh hay sau sinh, thậm chí là khó sinh. Mất ngủ cũng làm em bé chậm phát triển về trí não, thể chất và tăng nguy cơ bị thiếu máu, giảm sức đề kháng.
Cách điều trị mẹ bầu mất ngủ tháng cuối
Để cải thiện tình trạng bầu mất ngủ tháng cuối, dưới đây là một số biện pháp hỗ trợ giúp mẹ bầu có giấc ngủ ngon hơn.
- Lựa chọn tư thế ngủ: Nếu gặp tình trạng bầu 7 tháng bị mất ngủ mẹ bầu có thể nằm nghiêng thay vì nằm ngửa, đồng thời nằm nghiêng bên trái cũng giúp quá trình lưu thông máu diễn ra dễ dàng hơn, thai nhi cũng không cảm thấy khó chịu khi ở trong bụng mẹ.
- Thiết lập giờ ngủ cố định: Hãy duy trì một thời điểm ngủ cố định để cải thiện tình trạng bầu 8 tháng mất ngủ. Ngoài ra, khi ngủ cần đảm bảo phòng ngủ thoáng đãng, yên tĩnh và tránh ánh sáng xanh có trong phòng.
- Hạn chế ăn uống quá nhiều trước khi đi ngủ: Bạn nên ăn trước giờ đi ngủ khoảng 2 tiếng để thức ăn có thời gian tiêu hoá hết. Nếu cảm thấy đói, hãy ăn nhẹ bằng một chiếc bánh quy hoặc uống 1 cốc sữa ấm sẽ giúp ngủ ngon hơn. Đồng thời, không nên uống quá nhiều nước để tránh tình trạng tiểu đêm – một trong những nguyên nhân khiến bầu 35 tuần mất ngủ.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Nếu gặp tình trạng bầu 36 tuần bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng và tập luyện một số bài tập yoga dành cho bà bầu hoặc đi bộ, thiền để thư giãn các cơ, cải thiện tinh thần trước khi vào giấc ngủ.
- Trong trường hợp bầu 8 tháng bị mất ngủ quá lâu, bạn cũng có thể dùng thêm một số loại trà thảo dược như trà hoa cúc, trà tâm sen hoặc dùng thực phẩm chức năng hỗ trợ giấc ngủ như Organika Bedtime được chiết xuất từ các thành phần thảo dược thiên nhiên để cải thiện vấn đề này. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ một sản phẩm nào nhé.
Bài viết đã giúp bạn tìm ra nguyên nhân và phương pháp điều trị tình trạng bầu mất ngủ 3 tháng cuối. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có lịch sinh hoạt hợp lý nhất trong giai đoạn “nước rút” của thai kỳ.