Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa đầu gối là một trong những bệnh lý phổ biến, đặc biệt rất dễ thấy ở người cao tuổi. Nếu không có cách điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống. Cùng Nhà Thuốc Minh Thi 2 tìm hiểu chi tiết hơn về thoái hoá khớp gối và cách điều trị tại bài viết dưới đây nhé.

Thoái hóa khớp gối là gì?

Thoái hóa khớp gối là hiện tượng sụn khớp, xương dưới sụn bị biến đổi. Từ đó hình thành nên các gai xương và lâu dần có thể dẫn đến biến dạng khớp kèm theo các tổn thương cấu trúc khác bên trong khớp.

Khi bị thoái hóa khớp gối, chất lượng dịch khớp ngày càng kém, độ ma sát giữa các đầu khớp tăng lên và mặt sụn khớp gối bị hao mòn. Cuối cùng, dẫn đến hẹp khe khớp và làm ảnh hưởng đến khả năng vận động.

thoai-hoa-khop-goi
Thoái hóa khớp gối là hiện tượng sụn khớp, xương dưới sụn bị biến đổi.

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Trước khi tìm hiểu cách điều trị thoái hóa khớp gối, bạn nên biết được nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này. Dưới đây là một số lý do khiến khớp gối bị thoái hoá.

  • Cân nặng: Thoái hoá khớp gối thường gặp ở những người đang gặp tình trạng thừa cân, béo phì. Lúc này, tải trọng cơ thể lớn sẽ tăng áp lực lên tất cả các khớp, đặc biệt là vị trí đầu gối nên những người này thường dễ gặp phải bệnh lý này.
  • Di truyền: Do gặp các đột biến di truyền như bị viêm xương khớp ở đầu gối từ khi còn trẻ hoặc sụn khớp bị thoái hoá sớm chính là nguyên nhân dẫn đến chứng thoái hoá khớp gối.
  • Giới tính: Theo nghiên cứu, phụ nữ từ 55 tuổi trở lên thường là đối tượng có khả năng cao bị thoái hoá khớp gối nhiều hơn nam giới.
  • Chấn thương: Những người thường xuyên thực hiện các động tác gây áp lực đến các khớp như quỳ, ngồi xổm hoặc nâng vật nặng sẽ có nguy cơ bị thoái hoá khớp cao hơn. Ngoài ra, nhóm đối tượng thường xuyên chơi thể thao, là vận động viên thể thao bóng đá, quần vợt, điền kinh,… đều có nguy cơ suy yếu khớp gối từ sớm.
  • Một số bệnh xương khớp khác: Những người đang mắc một số bệnh lý xương khớp như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp hay gặp một số chứng rối loạn chuyển hoá cũng dễ mắc gai thoái hoá khớp gối.

Triệu chứng thoái hóa khớp gối

Thoái hoá khớp gối xảy ra qua 04 giai đoạn, dưới đây là các giai đoạn thoái hóa khớp gối thể hiện rõ các dấu hiệu thường gặp nhất.

thoai-hoa-khop-goi-1
Thoái hoá khớp gối xảy ra qua 04 giai đoạn

Giai đoạn 1

Ở giai đoạn 1, dấu hiệu thoái hóa khớp gối thường chưa có biểu hiện rõ ràng. Lúc này, người bệnh mới không cảm thấy đau hoặc khó chịu do sự mài mòn giữa các thành phần của khớp chưa xảy ra nhiều.

Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 người bệnh đã dần thấy triệu chứng như đau sau một ngày dài đi bộ hoặc chạy, cứng khớp nhiều hơn khi không cử động trong thời gian nhất định, đau khi cúi người hoặc quỳ. Đây vẫn là giai đoạn nhẹ và nếu chụp X-quang, bạn sẽ thấy không gian giữa các xương vẫn chưa bị thu hẹp, các xương không bị cọ xát với nhau và các chất dịch nhầy trong khớp vẫn duy trì để khớp vận động bình thường.

Giai đoạn 3

Trong giai đoạn 3, đây là giai đoạn ở mức độ trung bình khi các sụn giữa các xương bắt đầu có dấu hiệu tổn thương rõ ràng hơn, không gian giữa các xương dần thu hẹp lại. Người bị thoái hóa khớp gối giai ở giai đoạn này thường cảm thấy đau thường xuyên khi vận động. Họ cũng sẽ cảm thấy cứng khớp nếu ngồi quá lâu hoặc sưng khớp khi cử động liên tục trong thời gian dài.

Giai đoạn 4

Thoái hoá khớp gối giai đoạn 4 là giai đoạn là giai đoạn nghiêm trọng nhất của người bệnh. Bệnh nhân bắt đầu cảm thấy cực kỳ đau, khó chịu mỗi khi vận động. Không gian giữa các xương cũng đã giảm đi đáng kể và sụn hầu như không còn nguyên vẹn. Lượng chất nhầy trong khớp cũng ít đi và hoàn toàn không đảm nhận được nhiệm vụ ma sát giữa các khớp.

Như vậy, biến chứng thoái hóa khớp gối qua từng giai đoạn đều ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và khả năng vận động của người bệnh. Vì lẽ đó, bạn cần thăm khám ngay khi mới có dấu hiệu, nghi ngờ bệnh để có phương pháp điều trị ngay từ sớm.

Cách trị thoái hóa khớp gối

Dưới đây là một số cách chữa thoái hóa khớp gối giúp người bệnh giảm đau và phục hồi khả năng vận động hiệu quả nhất.

thoai-hoa-khop-goi-2
Bạn cần giảm cân để giảm tải trọng lên khớp gối, qua đó giảm thiểu những cơn đau nhức xuất hiện.
  • Giảm cân: Một trong những nguyên nhân dẫn đến thoái hoá khớp gối chính là béo phì, thừa cân. Do đó, bạn cần giảm cân để giảm tải trọng lên khớp gối, qua đó giảm thiểu những cơn đau nhức xuất hiện.
  • Tập luyện thể dục đều đặn: Bạn có thể áp dụng một số bài tập luyện dành cho người bị thoái hoá khớp gối để cải thiện tình trạng này. Ngoài ra, đi bộ cũng là một giải pháp lý tưởng dành cho những ai đang gặp phải bệnh lý này. Đây cũng là câu hỏi giúp bạn giải đáp thắc mắc bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
  • Sử dụng thuốc uống: Người bệnh cũng có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn chuyên trị vấn đề xương khớp như Jex Natural Joint Pain Relief, acetaminophen, naproxen natri,… để hỗ trợ giảm đau, cải thiện chứng thoái hoá khớp gối. Tuy nhiên, trước khi dùng hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Vật lý trị liệu: Nếu thoái hoá khớp gối làm bạn khó khăn khi đi lại, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày thì bạn nên áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để chữa thoái hóa khớp gối. Các chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách tập luyện chi tiết và phù hợp nhất với mức độ bệnh lý của bạn.
  • Phẫu thuật: Nếu mọi phương pháp điều trị không đem lại hiệu quả cao, bạn nên khám thoái hóa khớp gối và sẽ được bác sĩ chỉ định nếu mức độ bệnh nghiêm trọng. Hiện nay, một số phương pháp phẫu thuật được áp dụng để điều trị là nội soi khớp, cắt xương, phẫu thuật thay khớp, tạo hình khớp.

Thoái hoá khớp gối là bệnh lý cần được nhận biết và điều trị sớm để tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ và khả năng vận động. Việc áp dụng cách trị thoái hoá khớp gối cùng lối sống lành mạnh, khoa học sẽ giúp bạn giảm đau, cải thiện chức năng của các khớp một cách rõ rệt nhất. Hãy thực hiện ngay và đến thăm khám bác sĩ để nhận được sự tư vấn và điều trị hiệu quả nhé.

Hotline
Nhắn tin Zalo
Nhắn tin facebook
button