Đảm bảo sức khỏe sinh sản với các mốc khám thai định kỳ

Tầm quan trọng của việc khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ mang lại những lợi ích vượt trội để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ sinh sản của mẹ bầu và bé. Giúp kiểm soát và nắm bắt được tình hình của thai nhi. Ngăn chặn và giảm thiểu tối đa các trường hợp bất thường của thai như: dị tật bẩm sinh, mang thai ngoài ý muốn,…

 

 Khám thai định kỳ có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ mẹ bầu và thai nhi

 

Kiểm tra định kỳ sẽ giúp bác sĩ theo dõi được tình hình sức khoẻ của mẹ bầu. Bác sĩ sẽ dễ dàng quan sát và đưa ra những lời khuyên phù hợp về chế độ ăn uống. Gợi ý các thực phẩm bổ sung phù hợp với thể trạng của thai phụ. Đồng thời, nhắc nhở thai phụ về các thói quen sinh hoạt, luyện tập. Giúp quá trình mang thai được diễn ra tốt hơn.

Các mốc khám thai quan trọng nên biết

 

 

 Mẹ bầu cần chú ý đến việc thăm khám thai định kỳ

 

Số lần khám thai hay lịch khám thai định kỳ còn phù thuộc vào thể trạng của mẹ bầu. Thông thường, mẹ bầu cần lưu ý đến mười một mốc khám thai quan trọng sau đây để đảm bảo sức khỏe sinh sản:

22 tuần đầu của thai kỳ

  • Mốc 1: Sau khi biết bản thân mang thai. Với đợt khám đầu tiên này, các bác sĩ sẽ kiểm tra tình hình của thai nhi có phát triển bình thường hay không. Thai đã vào tử cung hay chưa.
  • Mốc 2: Sau khi mang thai khoảng 5 đến 8 tuần. Ở lần khám này, các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khoẻ của mẹ bầu. Cụ thể là về: chiều cao, cân nặng để hướng dẫn cách kiểm soát cân nặng khi mang thai. Thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra các bệnh: sởi, viêm gan B, … Siêu âm để kiểm tra vị trí phôi thai và tuổi thai. Các bác sĩ cũng sẽ thực hiện các hoạt động y tế khác nếu phát hiện điều gì bất thường ở mẹ bầu.
  • Mốc 3: Từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 13. Bác sĩ sẽ kiểm tra cân nặng, huyết áp, xét nghiệm máu, nước tiểu cũng như siêu âm để đánh giá sức khoẻ của mẹ bầu và thai nhi.
  • Mốc 4: Từ tuần thứ 16 đến 22. Bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra tương tự mốc 3 để quan sát sự phát triển của thai nhi. Ở giai đoạn này, bác sĩ có thể xác định được giới tính của thai nhi.

Sau tuần 22 của thai kỳ

  • Mốc 5: Từ tuần 22 đến 28. Thực hiện kiểm tra như mốc 3 và tiêm vắc xin uốn ván VAT mũi đầu tiên.
  • Mốc 6: Từ tuần 28 đến 32. Thực hiện kiểm tra, siêu âm thai kỳ và tiêm vắc xin uốn ván VAT mũi thứ hai.
  • Mốc 7: Từ tuần 32 đến 34. Thực hiện kiểm tra tương tự các mốc trước.
  • Mốc 8: Từ tuần 34 đến 36. Thực hiện các kiểm tra tương tự các mốc trước.
  • Mốc 9, 10, 11: từ tuần 36 đến 39. Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng. Mẹ bầu cần thăm khám định kỳ 1 tuần/ 1 lần. Bác sĩ sẽ tư vấn, cũng như đưa ra những lưu ý về các dấu hiệu sắp sinh cho mẹ bầu trong khoảng thời gian này để kịp thời xử lý những tình huống ngoài ý muốn.

Theo dõi sức khỏe thai sản và bổ sung dưỡng chất cần thiết

Việc theo dõi sức khỏe thai sản là một điều hết sức quan trọng. Ngoài việc thăm khám định kỳ, mẹ bầu cũng cần quan sát, chú ý đến tình hình của bản thân. Cập nhật ngay cho bác sĩ nếu phát hiện tình huống bất thường xảy ra. Đảm bảo an toàn cho quá trình phát triển và sinh nở của bé. Cũng như sức khoẻ của mẹ bầu.

 

Mẹ bầu cần chủ động theo dõi tình hình sức khoẻ của bản thân

 

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần để ý đến chế độ ăn uống. Cũng như bổ sung dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ cho sức khoẻ sinh sản. Các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng phù hợp khi mang thai như: sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại ngũ cốc, khoai lang, …

Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý khi mang thai

 

Hạn chế tiếp thu các sản phẩm như rượu, cà phê, cá sống, trứng sống, …

 

Ngoài ra, việc bổ sung dưỡng chất cho mẹ bầu thông qua các thực phẩm chức năng cũng dần trở nên phổ biến. Tuy nhiên, thai phụ cần tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tổng kết

Bạn vừa xem qua bài viết đảm bảo sức khỏe sinh sản thông qua việc thăm khám thai định kỳ. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn hiểu rõ hơn về sức khỏe của mẹ bầu và bé. Nếu có nhu cầu tham khảo thêm các kiến thức liên quan về sức khỏe sinh sản. Cũng như tìm mua các thực phẩm bổ sung cho mẹ bầu. Bạn có thể tham khảo tại đây.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.