Các lưu ý khi mang thai để giúp thai nhi phát triển tốt nhất

Mang thai là hành trình kỳ diệu mà cũng gian nan, vất vả trong 9 tháng 10 ngày. Điều đó đòi hỏi sự chăm sóc cẩn thận để thai nhi có thể phát triển toàn diện và khỏe mạnh nhất. Dưới đây là những lưu ý khi mang thai mẹ bầu cần biết để đảm bảo thiên thần bé nhỏ có thể mạnh khỏe chào đời.

Các lưu ý mẹ bầu cần biết khi mang thai

Dưới đây là các lưu ý mẹ bầu cần biết để giúp thai nhi phát triển tốt nhất trong suốt quá trình mang thai.

Chú ý lịch khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ là việc quan trọng mà mỗi thai phụ cần chú trọng ngay từ khi biết mình có em bé. Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, mỗi mẹ bầu nên đi khám tối thiểu 8 lần trong suốt thai kỳ của mình.

Thông qua những lần khám, mẹ bầu sẽ biết rõ hơn sự phát triển của thai nhi, phát hiện sớm nguy cơ dị tật hay các biến chứng nguy hiểm (nếu có). Vì vậy, đừng bỏ qua các giai đoạn khám thai quan trọng khi mang thai nhé.

nhung-luu-y-khi-mang-thai-1
Chú ý lịch khám thai định kỳ

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung đa dạng các loại thực phẩm vào chế độ ăn uống của mình như:

  • Tinh bột: các loại ngũ cốc, bánh mì,…
  • Đạm: các loại thịt, trứng, sữa,…
  • Các loại rau xanh, hoa quả tươi và nước ép trái cây ít đường.
  • Đảm bảo uống đủ 2 – 3 lít nước/ ngày.
  • Bổ sung đa dạng chất béo: dầu thực vật, bơ, mỡ động vật,…
  • Bổ sung các loại vitamin như: canxi, sắt, axit folic,…
nhung-luu-y-khi-mang-thai-2
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu

Mặt khác, mẹ bầu cần chú ý tránh một số loại thực phẩm không tốt và ảnh hưởng đến thai nhi như:

  • Các đồ uống có cồn, đồ uống có ga, chất kích thích.
  • Thực phẩm có tính hàn, tính nóng cần tránh sử dụng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Các loại cá chứa nhiều thuỷ ngân như cá ngừ, cá thu,…
  • Thực phẩm làm mềm, co thắt tử cung như dứa, đu đủ xanh, rau ngót,…
  • Đồ ăn chưa được nấu chín hoặc chưa được tiệt trùng.

Thời gian sinh

Đối với các mẹ bầu có chu kỳ kinh nguyệt đều, các bác sĩ sẽ dựa vào kỳ kinh cuối để đưa ra ngày dự sinh. Tuy nhiên, trên thực tế thời gian sinh của thai phụ có thể sớm hơn hoặc muộn hơn so với ngày dự kiến. Nếu mỗi lần siêu âm ngày dự sinh có sự thay đổi, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng vì nó được tính toán dựa trên sự phát triển của thai nhi.

Chú ý các biến chứng thai kỳ

Biến chứng thai kỳ là điều không ai mong muốn nó xảy ra bởi điều này sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến mẹ bầu và thai nhi. Vì thế, mẹ hãy trang bị sẵn những điều cần biết để đề phòng và biết cách xử lý phù hợp. Ngoài ra, bạn cần đảm bảo kiểm tra thai kỳ định kỳ theo từng mốc thời gian để được bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm phát hiện sớm các biến chứng ở từng giai đoạn.

Một số biến chứng thai kỳ nguy hiểm mẹ bầu không nên chủ quan như: Tiểu đường thai kỳ, nhau thai bám thấp, tiền sản giật, ối ít, đa ối,…

nhung-luu-y-khi-mang-thai-3
Chú ý các biến chứng thai kỳ

Nhận biết các triệu chứng nguy hiểm khi mang thai

Ngoài nhận biết sớm các biến chứng thai kỳ, khi mang thai sản phụ cũng cần chú ý đến một số triệu chứng bất thường có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Đồng thời, việc phát hiện sớm sẽ giúp bác sĩ nắm được tình hình và có sự can thiệp kịp thời đến mẹ bầu.

  • Bụng đau âm ỉ hoặc dữ dội trong thời gian dài, đau ở giữa bụng hoặc trên bụng kèm theo cảm giác buồn nôn hoặc nôn, nguyên nhân do vấn đề về dạ dày, ngộ độc thực phẩm hoặc tiền sản giật,…
  • Đau bụng dưới ở một hoặc hai bên có thể là cảnh báo nguy cơ mang thai ngoài tử cung, sinh non hoặc sảy thai,…
  • Xuất hiện triệu chứng sưng phù chân tay kèm theo hiện tượng giảm sút thị lực, buồn nôn hoặc đau đầu đột ngột có thể thai phụ mắc tiền sản giật.
  • Sốt cao 37.5 – trên 39 độ C nhưng không có triệu chứng của cảm lạnh, cúm cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa bởi sản phụ có thể bị nhiễm trùng.

Chú trọng đến cân nặng của thai phụ

Việc tăng cân hợp lý sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và không gây áp lực lên sức khoẻ của mẹ bầu. Để biết tăng cân như thế nào là đủ, mẹ bầu có thể dựa vào chỉ số BMI chuẩn theo khuyến cáo của Viện Y học Hoa Kỳ (IOM).

Cụ thể, chỉ số BMI ở người có cân nặng bình thường so với chiều cao của mình là từ 18.5 – 24.9. Nghĩa là trước khi mang thai, nếu cân nặng của bạn bình thường thì cả thai kỳ cân nặng mẹ bầu tăng khoảng 11 – 16kg đảm bảo thai nhi có sự phát triển tốt nhất.

nhung-luu-y-khi-mang-thai-4
Chú trọng đến cân nặng của thai phụ

Một số khuyến cáo dành cho thai phụ bạn nên biết

Ngoài một số lưu ý trên, mẹ bầu cũng cần chú ý đến các khuyến cáo được chuyên gia y tế chia sẻ để đảm bảo sự an toàn, sức khỏe cho cả mẹ và bé trong quá trình mang thai.

  • Khi mang thai, tránh massage hay xoa bụng bởi điều này có thể kích thích đẻ non.
  • Chỉ thật sự nên siêu âm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tránh lạm dụng việc siêu âm.
  • Vận động ở mức nhẹ nhàng, vừa sức và tránh các hoạt động mạnh, không phù hợp khi mang bầu nếu bác sĩ khuyên không nên làm.
  • Dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào dù là đông y hay tây y trong quá trình mang thai.
  • Không sờ đầu ti hay xoa nắn ngực trong thời kỳ mang thai bởi việc này dễ gây co thắt tử cung làm sinh non, động thai hoặc sảy thai.
  • Tránh tiếp xúc với chó mèo bởi chúng có thể gây dị ứng hoặc chứa vi khuẩn gây hại cho thai nhi.
  • Ở giai đoạn mới mang thai, nên kiêng quan hệ tình dục để tránh động thai. Thời gian sau đó có thể quan hệ nhưng ở mức vừa phải, tư thế phù hợp và thực hiện động tác nhẹ nhàng.

Trên đây là các lưu ý khi mang thai để giúp thai nhi phát triển tốt nhất Nhà Thuốc Minh Thi 2 chia sẻ đến bạn. Việc chăm sóc thai kỳ đúng cách không chỉ giúp thai nhi phát triển tốt mà còn đảm bảo sức khỏe và tâm lý ổn định cho mẹ bầu. Hãy duy trì chế độ dinh dưỡng và có lối sống lành mạnh, khoa học cùng với đó là việc tuân thủ lịch khám thai định kỳ để em bé đủ ngày đủ tháng ra với ba mẹ nhé.