Mẹ bầu bị mất ngủ là tình trạng không quá xa lạ đối với những phụ nữ đang mang thai. Tình trạng này kéo dài mà không có cách khắc phục sẽ khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Vậy bầu bị mất ngủ có sao không và cần làm gì để cải thiện tình trạng này? Nhà Thuốc Minh Thi 2 sẽ chia sẻ những thông tin hữu ích tại bài viết dưới đây.
Biểu hiện mẹ bầu mất ngủ trong thai kỳ
Trước khi tìm hiểu bầu mất ngủ có sao không thì cùng chúng tôi theo dõi các biểu hiện của tình trạng này nhé. Biểu hiện mất ngủ mẹ bầu có thể xuất hiện khác nhau ở mỗi người, thông thường bao gồm:
- Khó vào giấc ngủ: Mẹ bầu thường khá trằn trọc, mất nhiều thời gian để bắt đầu ngủ mặc dù đã rất mệt mỏi.
- Ngủ không sâu giấc: Có bầu mất ngủ sẽ làm thai phụ thường xuyên bị tỉnh giấc giữa đêm, thậm chí khó có thể ngủ lại.
- Giấc ngủ ngắt quãng: Có bầu khó ngủ thường khiến mẹ bầu bị tỉnh giấc vào sáng sớm và không thể ngủ lại, từ đó cơ thể sẽ uể oải suốt cả ngày dài.
- Ban ngày luôn mệt mỏi: Nếu bầu mất ngủ cả đêm thì sáng ngày hôm sau sẽ khiến mẹ bầu cảm thấy thiếu năng lượng, khó tập trung và luôn trong trạng thái mệt mỏi.
Nguyên nhân khiến mẹ bầu khó ngủ
Nguyên nhân khiến bầu mất ngủ phần lớn là do thai nhi đang ngày càng phát triển lớn dần theo thời gian, do đó thai phụ cũng gặp khó khăn khi tìm cho mình một tư thế ngủ thoải mái, nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ. Bên cạnh đó, một số lý do dưới đây cũng làm bầu khó ngủ:
- Tiểu nhiều về đêm: Khi mang thai, chức năng thận cần phải hoạt động nhiều hơn khiến lượng ure tăng lên, bàng quang cũng chứa nhiều nước tiểu. Thêm vào đó, tình trạng tử cung ngày càng lớn, chèn ép lên bàng quang nên khiến cho bà bầu tiểu đi tiểu nhiều hơn về đêm, từ đó dẫn đến tình trạng bầu khó ngủ về đêm.
- Đau lưng, chuột rút: Khi thai nhi ngày càng lớn, phụ nữ mang thai sẽ phải chịu áp lực nhiều hơn nên thai phụ thường xuyên bị đau lưng, đau hông. Ngoài ra, tình trạng chuột rút cũng là nguyên nhân làm mẹ bầu mất ngủ.
- Táo bón, ợ hơi: Thai nhi lớn dần có thể chèn ép dạ dày làm cho thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản gây ra tình trạng táo bón, ợ hơi khiến mẹ bầu khó ngủ vì khó chịu.
- Khó thở: Sự thay đổi hormone ở phụ nữ mang thai và sự phát triển của thai nhi làm mẹ bầu khó thở, thở chậm hơn hoặc cần phải thở sâu nên dẫn đến chứng mất ngủ khi mang thai.
- Cử động của thai nhi: Em bé trong bụng có thể xoay chuyển, đạp trong bụng mẹ nên điều này cũng là nguyên nhân bầu bị khó ngủ, đặc biệt là các sản phụ ở giai đoạn cuối thai kỳ.
- Tâm lý: Sự lo lắng về việc sinh nở, chăm sóc em bé, sự phát triển của thai nhi hoặc những thay đổi sau sinh có thể làm mẹ bầu trằn trọc, khó vào giấc ngủ.
Mẹ bầu bị mất ngủ có sao không?
Mẹ bầu mất ngủ có sao không? Tình trạng mẹ bầu bị mất ngủ có thể xảy ra ở tất cả giai đoạn thai kỳ, tuy nhiên rõ nhất chính là tại kỳ tam cá nguyệt thứ nhất và kỳ tam cá nguyệt thứ ba. Thực tế, tình trạng này có thể khiến thai phụ mệt mỏi, uể oải, cơ thể luôn thiếu năng lượng nhưng không gây hại cho em bé.
Tuy nhiên, để đảm bảo có một sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé trong suốt thời gian mang thai, mẹ bầu cũng nên tìm hiểu kỹ và áp dụng những phương pháp để cải thiện tình trạng có bầu bị mất ngủ.
Phương pháp cải thiện tình trạng bầu bị mất ngủ
Có bầu có bị mất ngủ không? Khi mang thai, tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu là điều phổ biến nhưng nếu biết cách cải thiện thì bạn sẽ có một giấc ngủ chất lượng hơn. Dưới đây là một số phương pháp tự nhiên hỗ trợ cho giấc ngủ của sản phụ.
- Trước khi đi ngủ, tránh ăn quá no hoặc uống nhiều nước để cải thiện tình trạng bầu bị mất ngủ ban đêm. Bạn nên ăn trước khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ để dạ dày có thời gian tiêu hóa thức ăn.
- Có bầu có mất ngủ không? Mang thai sẽ bị mất ngủ nên việc mẹ bầu cần làm chính là bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B từ rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám,… giúp thai phụ ngủ ngon hơn, tránh bị trằn trọc.
- Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày kết hợp nhai kỹ để giảm nguy cơ đau dạ dày, ợ nóng dẫn khiến mất ngủ.
- Khi mang thai, không nên uống các loại thức uống có chất kích thích như cafe, trà và các loại socola.
- Mẹ bầu nên dùng một số loại trà thảo dược thiên nhiên vừa giúp thư giãn, vừa hỗ trợ cải thiện giấc ngủ như trà táo đỏ, trà tâm sen, trà hoa cúc,…
- Bầu có bị mất ngủ không? Mang bầu ở những tháng cuối thai kỳ rất dễ bị mất ngủ nên thai phụ có thể tập luyện một số bài tập nhẹ nhàng để lưu thông khí huyết, giảm stress.
- Thai phụ có thể tắm hoặc ngâm chân bằng nước ấm, kết hợp xông tinh dầu trước khi đi ngủ để giải tỏa căng thẳng, từ đó giúp dễ ngủ hơn.
- Mẹ bầu cũng có thể sử dụng thêm một số loại thực phẩm chức năng, thuốc bổ dành cho bà bầu để cải thiện giấc ngủ như Organika Bedtime. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng nhé.
Bầu khó ngủ vào ban đêm là điều không thể tránh khỏi với nhiều mẹ bầu, nhưng nếu được chăm sóc đúng cách bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng này. Hãy điều chỉnh thói quen sinh hoạt và áp dụng một số phương pháp trên để cải thiện giấc ngủ ngon hơn nhé. Đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng mất ngủ kéo dài để được hỗ trợ tốt nhất.