Mất ngủ là tình trạng phổ biến ở đa số phụ nữ đang mang thai khiến sản phụ lo lắng rằng liệu chúng có nguy hiểm đến mẹ và bé hay không. Bài viết dưới đây, Nhà Thuốc Minh Thi 2 sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi: “Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu có sao không?” và một số biện pháp cải thiện vấn đề này.
Bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ có ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi không?
Bầu 3 tháng đầu có bị mất ngủ không? Mất ngủ là tình trạng phổ biến ở mẹ bầu do sự thay đổi hormone, căng thẳng về tâm lý hoặc những sự thay đổi khác trong cơ thể phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, việc mất ngủ 3 tháng đầu hầu như không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của thai nhi.
Thế nhưng, tình trạng này thường ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ bầu từ đó làm tăng nguy cơ mắc phải một số vấn đề khi mang thai như:
- Tiểu đường thai kỳ;
- Huyết áp cao nếu ở 3 tháng cuối;
- Làm tăng nguy cơ trầm cảm do quá stress, lo âu, căng thẳng;
- Làm rối loạn nhịp thở từ đó khiến sản phụ dễ sảy thai.
Biểu hiện mất ngủ ở mẹ bầu 3 tháng đầu
Mẹ bầu 3 tháng đầu bị mất ngủ thường xuất hiện một số biểu hiện như sau:
- Sản phụ khó đi vào giấc ngủ mặc dù cơ thể đã rất mệt mỏi, muốn đi ngủ từ rất lâu.
- Khi mang thai, mẹ bầu rất khó duy trì giấc ngủ dài mà có thể bị tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ lại.
- Mẹ bầu bị tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ, nhất là vào ban đêm.
- Hay bị thức dậy quá sớm, ngủ chưa đủ số giờ từ 7 – 8 tiếng mà thay vào đó mẹ bầu chỉ ngủ khoảng 3 – 4 tiếng, thậm chí ít hơn.
- Bầu 2 tháng bị mất ngủ sẽ cảm thấy mệt mỏi, không sảng khoái, tinh thần không minh mẫn sau khi thức dậy.
Phương pháp cải thiện tình trạng bầu 3 tháng đầu mất ngủ
Để có giấc ngủ ngon hơn, mẹ bầu hãy lưu ngay một số phương pháp dưới đây để áp dụng trong suốt thời kỳ mang thai mà không riêng gì 3 tháng đầu thai kỳ.
Lựa chọn tư thế ngủ
Ở 3 tháng đầu thai kỳ, thai phụ vẫn có thể ngủ thoải mái ở bất kỳ tư thế nào mình thích. Tuy nhiên, bạn vẫn nên tập nằm nghiêng sớm để tạo thói quen vì đây là tư thế an toàn, thích hợp khi mang thai giúp em bé cũng cảm thấy thoải mái, an toàn hơn trong bụng mẹ.
Tư thế tốt nhất để nằm chính là nghiêng bên trái. Việc nằm giúp quá trình lưu thông máu được hoạt động tốt hơn, đồng thời ngăn tử cung chèn ép tĩnh mạch cũng như các cơ quan nội tạng khác đảm bảo cải thiện tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu.
Bổ sung vitamin
Ngay từ khi biết mình mang thai, bạn nên bổ sung ngay vitamin tổng hợp cho mẹ bầu để giúp thai nhi phát triển khoẻ mạnh, an toàn nhất. Nếu mất ngủ quá nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng một số thực phẩm chức năng có chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên để cải thiện giấc ngủ như Organika Bedtime. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ dòng sản phẩm nào nhé.
Xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học
Muốn cải thiện tình trạng khó ngủ ở bà bầu, bạn nên xây dựng cho bản thân mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh, khoa học nhất nhé. Một số hoạt động cần lưu ý như:
- Tạo giờ ngủ cố định mỗi đêm và hãy cố gắng đi ngủ để đồng hồ sinh học cũng nắm bắt thông tin, thay đổi theo thời điểm đó.
- Trước khi đi ngủ 1 giờ, tránh dùng các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi,… để tránh ánh sáng xanh tác động làm bạn tỉnh táo.
- Mẹ bầu có thể tập luyện một số bài tập yoga nhẹ nhàng dành cho bà bầu để cơ thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
- Trước khi ngủ, bạn cũng có thể tắm nước ấm hoặc ngâm chân bằng thảo dược, nước ấm kết hợp đọc sách, nghe nhạc để xoa dịu thần kinh và dễ vào giấc ngủ hơn.
Chế độ ăn uống hợp lý
Để cải thiện vấn đề bầu khó ngủ ở 3 tháng đầu thai kỳ, bạn nên lưu ý một số điều sau trong chế độ ăn uống:
- Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, các bữa ăn cần đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.
- Không nên ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ khi mang thai để tránh tình trạng đau dạ dày, ợ nóng.
- Mẹ bầu có thể ăn tối sớm khoảng 2 tiếng để dạ dày có thời gian tiêu hoá. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn nhẹ trước khi ngủ nếu cảm thấy đói bằng cách ăn một ít bánh quy hoặc uống một ly sữa ấm.
Bổ sung nước hợp lý
Bổ sung nước là một trong những điều quan trọng đối với mẹ bầu. Ngoài việc uống nước hàng ngày, bạn nên hạn chế uống nước sau 7 giờ tối để tránh nạp quá nhiều nước khiến mất ngủ vào ban đêm.
Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai mẹ bầu cũng nên tránh uống các đồ uống có cồn, đồ uống có ga hoặc có chứa caffeine. Đây đều là những thức uống gây hại không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Thiết kế phòng ngủ phù hợp với bà bầu
Đối với thai phụ, phòng ngủ cũng nên có những thiết kế riêng bởi lúc này cơ thể mẹ bầu đang có sự thay đổi nên thai phụ luôn cảm thấy nóng hơn bình thường. Do đó, phòng ngủ cần đảm bảo mát mẻ, yên tĩnh và đủ tối. Bạn có thể dùng quạt, điều hoà hoặc dùng thêm mặt nạ che mắt, mặc những bộ đồ ngủ rộng rãi, thoải mái khi ngủ.
Mặc dù bầu mất ngủ 3 tháng đầu không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi nhưng nếu kéo dài cũng ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ bầu cũng như sự phát triển của thai nhi. Do đó, sản phụ cần chú ý đến việc cải thiện giấc ngủ bằng cách xây dựng thói quen sinh hoạt khoa học, hợp lý nhất.