Nguyên nhân và cách cải thiện khi mẹ bầu mất ngủ 3 tháng giữa thai kỳ

Khi mang thai, sản phụ phải đối mặt với rất nhiều sự thay đổi và cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày. Một trong những thay đổi phổ biến chính là mất ngủ ở 3 tháng giữa thai kỳ. Vậy nguyên nhân do đâu và cách cải thiện tình trạng mẹ bầu mất ngủ 3 tháng giữa như thế nào? Nhà Thuốc Minh Thi 2 sẽ chia sẻ đến bạn ngay tại bài viết dưới đây.

Nguyên nhân khiến bầu mất ngủ 3 tháng giữa

Mất ngủ khi mang thai là tình trạng phổ biến ở bất kỳ sản phụ nào. Trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, đây là thời điểm thai nhi đang phát triển vượt trội trong bụng mẹ nên những thay đổi trong cơ thể cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

me-bau-mat-ngu-3-thang-giua
Nguyên nhân khiến bầu mất ngủ 3 tháng giữa
  • Đau lưng và vùng bụng bị căng tức: Cùng với sự phát triển của thai nhi, cơ thể mẹ bầu cũng bắt đầu có sự thay đổi đáng kể về cân nặng. Lúc này, tử cung giãn rộng ra, thai nhi lớn lên từng ngày sẽ tạo áp lực cho các cơ, dây chằng khiến vùng bụng, lưng và hông thường xuyên bị đau tức, căng cứng và khó chịu. Từ đó khiến giai đoạn bầu 4 tháng mất ngủ.
  • Xuất hiện cơn gò Braxton – Hicks: Ở giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, các cơn gò chuyển dạ giả bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ 4. Mỗi cơn gò xuất hiện với vài phút nhưng cũng làm thai phụ cảm thấy khó chịu, đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bầu 4 tháng bị mất ngủ.
  • Tiểu đêm nhiều: Khi thai nhi lớn dần theo thời gian, tử cung cũng phát triển gây chèn ép đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể người mẹ, nhất là tại bàng quang. Vì vậy, tình trạng tiểu đêm cũng làm gián đoạn giấc ngủ của mẹ bầu và thậm chí làm sản phụ bầu 6 tháng bị mất ngủ.
  • Chuột rút nhiều: Khi cân nặng của thai phụ tăng, thai nhi cũng lớn dần sẽ tạo nên áp lực dồn xuống chân nhiều hơn. Hệ thống mạch máu tại bộ phận này cũng khó lưu thông khiến việc đi lại trở nên khó khăn, nặng nề. Chân của mẹ bầu thường sưng phù và bắt đầu xuất hiện tình trạng chuột rút có tần suất nhiều hơn ở giai đoạn 3 tháng đầu.
  • Ốm nghén: Không chỉ ốm nghén ở 3 tháng đầu thai kỳ mà tình trạng này vẫn có thể kéo dài đến 3 tháng giữa trong quá trình mang thai. Triệu chứng ốm nghén nặng cũng khiến thai phụ khó ngủ, trằn trọc.
  • Hormone nội tiết tố thay đổi: Càng về giai đoạn cuối thai kỳ, hormone nội tiết tố càng có sự thay đổi làm thay đổi cảm xúc, tâm trạng của người mẹ. Từ đó, sản phụ luôn cảm thấy lo lắng, bất an, bồn chồn và điều này đã làm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Bầu mất ngủ 3 tháng giữa thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

me-bau-mat-ngu-3-thang-giua-1
Ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, nếu tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ và bé
  • Bầu 5 tháng bị mất ngủ với tình trạng quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình dẫn oxy lên não bộ. Từ đó dẫn đến tình trạng đau đầu hoặc các vấn đề về huyết áp ở thai phụ.
  • Nếu sản phụ bị mất ngủ thường xuyên khiến cơ thể bị suy nhược nghiêm trọng, sức đề kháng cũng giảm dần. Nếu lâu dần sẽ khiến mẹ bầu đuối sức, gây ảnh hưởng đến việc rặn sinh, khó sinh và có thể phải chuyển sang sinh mổ.
  • Bầu 6 tháng mất ngủ quá lâu khiến sức khỏe thai phụ suy yếu dần, từ đó thời gian chuyển dạ cũng kéo dài và khiến quá trình sinh thường vất vả hơn.
  • Việc mẹ bầu bị mất ngủ thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu ở thai nhi, từ đó dẫn đến tình trạng thai nhi thiếu máu ngay khi còn ở trong bụng mẹ.
  • 3 tháng giữa thai kỳ là giai đoạn thai nhi phát triển mạnh mẽ về não bộ và hoàn thiện các cơ quan nội tạng. Khi bị mất ngủ, quá trình hoàn thiện thể chất của bé cũng bị ảnh hưởng, hệ miễn dịch có thể bị suy giảm từ đó.

Cách cải thiện tình trạng mẹ bầu mất ngủ 3 tháng giữa thai kỳ

Để khắc phục tình trạng mẹ bầu mất ngủ 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu hãy lưu ngay một số biện pháp dưới đây:

me-bau-mat-ngu-3-thang-giua-2
Tư thế nằm nghiêng sẽ giúp giảm áp lực lên vùng xương chậu, ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng gối dành cho mẹ bầu hoặc kê thêm gối khi ngủ để dễ vào giấc ngủ hơn
  • Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ và bé, vì thế việc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu luôn khỏe mạnh, sảng khoái và thai nhi cũng được phát triển tốt nhất.
  • Nếu bầu 5 tháng mất ngủ, bạn nên lựa chọn tư thế nằm thích hợp để cải thiện vấn đề này. Tư thế nằm nghiêng sẽ giúp giảm áp lực lên vùng xương chậu, ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng gối dành cho mẹ bầu hoặc kê thêm gối khi ngủ để dễ vào giấc ngủ hơn.
  • Nên bổ sung các đầy đủ, đa dạng các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. Một số vitamin như A, B, C, D hay kali, magie đều là những thành phần rất tốt cho mẹ bầu khi đang gặp tình trạng khó ngủ.
  • Mẹ bầu nên thư giãn đầu óc, giải tỏa căng thẳng bằng cách ngâm chân bằng nước ấm, nghe nhạc nhẹ hoặc đọc sách trước khi ngủ mỗi tối.
  • Điều chỉnh giờ ngủ tại khung giờ cố định và chỉ nên ngủ trưa tầm 20 phút là hợp lý.
  • Mẹ bầu có thể tập luyện một số bài tập yoga dành cho bà bầu, thiền hay đi bộ cường độ nhẹ nhàng để thư giãn cơ bắp, điều hoà nhịp thở giúp ngủ ngon hơn.
  • Đảm bảo phòng ngủ luôn thoáng mát, sạch sẽ và yên tĩnh, đủ tối để ngủ dễ hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể xông tinh dầu để thư giãn đầu óc trước khi ngủ.
  • Nếu tình trạng mẹ bầu khó ngủ kéo dài, bạn có thể uống thêm các loại trà thảo dược từ thiên nhiên có tác dụng an thần, giúp cải thiện giấc ngủ như trà tâm sen, trà hoa cúc hoặc dùng thực phẩm chức năng an toàn, lành tính chiết xuất từ thiên nhiên như Organika Bedtime. Tuy nhiên, trước khi sử dụng hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa nhé.

Bài viết đã giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng mẹ bầu mất ngủ 3 tháng giữa thai kỳ. Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc có thể xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý nhất trong quá trình mang thai để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé.

Hotline
Nhắn tin Zalo
Nhắn tin facebook
button