Mất cân bằng nội tiết tố là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của mỗi người. Dưới đây là cách nhận biết và khắc phục tình trạng mất cân bằng nội tiết tố Nhà Thuốc Minh Thi 2 chia sẻ để bạn có thể phát hiện sớm vấn đề này và có cách khắc phụ hiệu quả.
Mất cân bằng nội tiết tố là gì?
Nội tiết tố (hormone) là các chất được sản xuất nhờ các tuyến nội tiết trong cơ thể. Các chất này di chuyển trong máu và đến các tế bào, mô, cơ quan khác để truyền thông tin giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất, sinh sản, tăng trưởng, phát triển và tâm trạng mỗi người.
Mất cân bằng nội tiết tố là tình trạng cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc quá ít một hoặc nhiều loại hormone. Khi tình trạng này diễn ra, chỉ cần một thay đổi nhỏ có thể ảnh hưởng xấu đến người mắc.
Nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố
Mất cân bằng nội tiết tố có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều này phụ thuộc vào hormone hoặc tuyến nội bị ảnh hưởng. Một số nguyên nhân phổ biến như:
- Đang sử dụng liệu pháp hormone điều trị khác;
- Do sử dụng thuốc;
- Đang điều trị bệnh ung thư như thực hiện hoá trị;
- Cơ thể mắc khối u, kể cả lành tính hoặc ác tính;
- Mắc u tuyến yên;
- Rối loạn ăn uống, stress,…;
- Gặp chấn thương hoặc tai nạn;
- Mắc một số bệnh lý như: Đái tháo đường, suy giáp, cường giáp, suy sinh dục, hội chứng Cushing,…
- Đối với phụ nữ, mất cân bằng nội tiết tố có thể do mãn kinh, đang trong thời kỳ cho con bú, sử dụng thuốc tránh thai, hội chứng buồng trứng đa nang,…
Cách nhận biết tình trạng mất cân bằng nội tiết tố
Nhận biết mất cân bằng nội tiết tố có rất nhiều triệu chứng khác nhau tùy vào từng trường hợp cụ thể. Sau đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp tình trạng này.
Dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố
Dấu hiệu và triệu chứng chung thường gặp nếu bạn đang bị mất cân bằng nội tiết tố như:
- Tăng cân;
- Sụt cân không rõ nguyên nhân, sụt cân đột ngột;
- Cơ thể mệt mỏi, hay đổ mồ hôi;
- Xương khớp đau nhức, cứng và sưng khớp;
- Yếu cơ;
- Cơ thể nhạy cảm với tình trạng nóng hoặc lạnh;
- Nhịp tim tăng nhanh hoặc nhịp tim chậm;
- Táo bón hoặc thường xuyên đi nặng, đi tiểu thường xuyên;
- Giảm ham muốn tình dục;
- Thường có cảm giác khát hoặc đói;
- Da xấu xí, khô và sần sùi;
- Xuất hiện các vết rạn da màu hồng hoặc tím,…
Tuy nhiên, những triệu chứng trên không đặc trưng cho bệnh. Có thể bạn gặp triệu chứng đó nhưng không phải do mất cân bằng nội tiết tố.
Dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố ở nữ giới sau sinh
Đối với nữ giới, theo nghiên cứu tình trạng mất cân bằng nội tiết là do hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Chu kỳ nội tiết tố sẽ thay đổi theo các giai đoạn của sự phát triển ở đối tượng này: Từ dậy thì, thai kỳ, cho con bú đến mãn kinh. Cách nhận biết mất cân bằng nội tiết tố của phụ nữ sau sinh bao gồm:
- Kinh nguyệt nhiều hoặc không đều;
- Lông rậm hoặc nhiều lông bất thường tại mặt, cằm hoặc các bộ phận khác trên cơ thể;
- Mặt, ngực hoặc lưng xuất hiện mụn nhiều;
- Rụng tóc;
- Âm đạo bị khô, teo và đau khi quan hệ tình dục;
- Tăng sắc tố da, nhất là ở vùng cổ, háng, dưới vú;
- Đau đầu;
- Đổ mồ hôi trộm.
Dấu hiệu mất cân bằng nội tiết tố ở nam giới
Ở nam giới, testosterone đóng vai trò quan trọng trong các hormone thuộc đối tượng này. Các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị mất cân bằng nội tiết tố như:
- Rối loạn cương dương;
- Lông, râu chậm phát triển;
- Khối lượng cơ bị giảm;
- Khả năng tập trung kém;
- Thường xuyên bốc hỏa;
- Loãng xương.
Cách khắc phục tình trạng mất cân bằng nội tiết tố
Mất cân bằng nội tiết tố sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe người bệnh. Để cân bằng lại nội tiết tố trong cơ thể, bạn nên nắm rõ một số biện pháp khắc phục sau đây:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Trong mỗi bữa ăn, cơ thể bạn cần tiêu thụ đủ lượng protein (20 – 30% gam protein). Bên cạnh đó, nên giảm thiểu việc sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột.
- Sử dụng chất béo tốt: Bạn nên sử dụng một số chất béo lành mạnh có trong dầu dừa, dầu cọ, dầu oliu,… Đồng thời, tránh tiêu thụ chất béo chất béo chuyển hóa không lành mạnh để duy trì nội tiết tố ở mức ổn định nhất.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao: Tạo thói quen tập luyện đều đặn vừa giúp duy trì cân nặng, vừa giúp tăng độ nhạy của insulin nhưng lại giảm lượng insulin trong cơ thể.
- Ngủ đủ giấc: Cơ thể bạn cần được ngủ tối thiểu 7 giờ mỗi đêm. Một giấc ngủ trọn vẹn sẽ giúp các cơ quan được nghỉ ngơi đúng cách sau một ngày hoạt động hết công suất, qua đó quá trình cân bằng nội tiết tố cũng được cải thiện.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Bạn nên thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe. Từ đó có phương pháp điều trị kịp thời để không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ về cả thể chất và tinh thần.
Mất cân bằng nội tiết tố không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ tổng thể người bệnh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lâu dài nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết chúng tôi đã chia sẻ trên sẽ hữu ích đến bạn đọc. Từ đó giúp bạn chú ý hơn đến những dấu hiệu bất thường của cơ thể để có biện pháp chăm sóc sức khỏe tốt nhất.