Chức năng thận đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khoẻ tổng thể của mỗi người. Bộ phận này giúp lọc bỏ độc tố, điều hoà cân bằng nước và điện giải trong cơ thể. Việc kiểm tra chức năng thận định kỳ là điều chúng ta không thể bỏ qua. Hãy cùng Nhà Thuốc Minh Thi 2 tìm hiểu các xét nghiệm kiểm tra chức năng thận phổ biến dưới đây.
Xét nghiệm chức năng thận là gì?
Xét nghiệm kiểm tra chức năng thận là phương pháp xét nghiệm máu hoặc nước tiểu nằm xác định mức độ hiệu quả hoạt động của thận. Cơ quan này có tác dụng lọc độc đó ra khỏi máu, từ đó đào thải theo đường nước tiểu. Đồng thời, chúng cũng tham gia vào quá trình sản xuất vitamin D, tế bào hồng cầu và hormone điều hòa huyết áp.
Xét nghiệm kiểm tra chức năng thận được chỉ định thực hiện nhằm kiểm tra hoạt động của thận còn tốt hay không. Ngoài ra, việc này còn giúp chẩn đoán các bệnh lý hoặc loại trừ hiện tượng nhiễm trùng trong cơ thể người.
Khi nào cần xét nghiệm chức năng thận?
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm kiểm tra chức năng thận khi người bệnh mắc huyết áp cao hoặc tiểu đường gây ảnh hưởng đến thận. Nếu người bệnh đang gặp một số triệu chứng như đi tiểu ra máu, đi tiểu đau, khó tiểu hoặc tiểu thường xuyên,… nên thực hiện quá trình xét nghiệm này.
Các xét nghiệm kiểm tra chức năng thận phổ biến
Kiểm tra chức năng thận gồm nhiều phần xét nghiệm khác nhau, cụ thể như sau:
Xét nghiệm sinh hoá máu
Xét nghiệm máu kiểm tra chức năng thận là phương pháp giúp đánh giá chức năng thận thông qua các chỉ số như creatinine, ure, và độ lọc cầu thận (GFR). Các kết quả này giúp sớm phát hiện suy thận, giảm chức năng lọc máu hay các vấn đề liên quan.
- Creatinine huyết thanh: Creatinine là một sản phẩm thải ra từ việc phân huỷ các mô cơ. Nồng độ này có trong máu có thể thay đổi tuỳ vào độ tuổi, trọng lượng của cơ thể mỗi người. Nếu chỉ số này của phụ nữ lớn hơn 1.2 và của nam giới lớn hơn 1.4 thì nguy cơ cao là dấu hiệu cảnh báo thận không hoạt động bình thường.
- Độ lọc cầu thận (GFR): Xét nghiệm này dùng để đánh giá mức độ hoạt động của thận trong việc loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi máu. Kết quả của xét nghiệm được tính dựa trên nồng độ creatinine theo độ tuổi, giới tính. GFR bình thường là từ 90 trở lên, dưới 60 là thận đang gặp vấn đề và nếu chỉ số này thấp hơn 15, có thể bạn đang bị suy thận.
- Nitơ Urê máu (BUN): Ure máu đến từ sự phân huỷ protein trong thực phẩm ăn uống mà chúng ta ăn hàng ngày. Mức BUN bình thường dao động khoảng 7 – 10. Nếu chỉ số này tăng, chức năng thận đang có dấu hiệu giảm, hoạt động kém đi.
Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu cũng là một trong các xét nghiệm kiểm tra chức năng thận để đánh giá tình trạng của cơ quan này. Cụ thể như sau:
- Xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu: Xét nghiệm này bao gồm việc kiểm tra mẫu nước tiểu dưới kính hiển vi và test nhanh bằng quy nhúng. Thông qua xét nghiệm này, bác sĩ có thể thấy được một số bệnh lý như chứng rối loạn liên quan đến thận, sỏi thận, thận mạn tính,…
- Protein niệu: Đây là phương pháp đánh giá lượng protein dư thừa trong nước nước tiểu. Ở người khoẻ mạnh, protein nước tiểu là 0 – 0.2g/l/24h. Ở người mắc bệnh, mức độ này thường tăng 0.3g/l/24h, lúc đó người bệnh có thể bị suy thận, viêm cầu thận hoặc các vấn đề liên quan như tăng huyết áp, lupus ban đỏ,…
- Microalbumin niệu: Xét nghiệm này giúp phát hiện một lượng nhỏ protein gọi là albumin có trong nước tiểu. Những người có nguy cơ mắc bệnh thận cao thường được chỉ định thực hiện làm xét nghiệm này nếu xét nghiệm protein niệu âm tính.
- Xét nghiệm độ thanh thải creatinine: Xét nghiệm này được tiến hành để so sánh mức creatinine của một mẫu nước tiểu trong 24h với mức creatinine trong máu. Từ đó giúp xác định lượng chất thải lọc được mỗi phút.
Chẩn đoán hình ảnh
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh được sử dụng để quan sát cấu trúc và kích thước của thận được chính xác hơn.
- Siêu âm: Đây là xét nghiệm dùng sóng âm thanh để thu thập hình ảnh về thận. Kết quả siêu âm hiển thị kích thước, vị trí, khối u, sỏi,…
- Chụp CT: Đây là kỹ thuật sử dụng tia X để thu thập hình ảnh về thận. Phương pháp này được chỉ định cho trường hợp nghi ngờ người bệnh bị suy thận.
Sinh thiết thận
Phương pháp kiểm tra chức năng thận bằng sinh thiết thận được tiến hành bằng cách dùng một cây kim nhỏ có lưỡi cắt sắc để thu thập các mảnh mô nhỏ và mang đi kiểm tra dưới kính hiển vi. Bác sĩ thường chỉ định sinh thiết thận với mục đích:
- Xác định tình trạng bệnh lý để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Đánh giá mức độ tổn thương của thận.
- Xác định nguyên nhân tại sao ca ghép thận không thành công.
Các xét nghiệm kiểm tra chức năng thận phổ biến không chỉ giúp phát hiện sớm các bệnh lý mà chúng còn hỗ trợ bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Việc kiểm tra thận định kỳ cũng đảm bảo cơ thể bạn đang có một sức khỏe tốt nhất. Vì vậy, đừng chờ đến khi có bệnh mà hãy quan tâm đến sức khoẻ của mình ngay hôm nay nhé.