Trẻ em bị mất ngủ ban đêm: nguyên nhân và cách chữa

Mất ngủ không chỉ xảy ra ở người lớn mà còn ảnh hưởng đến trẻ em. Tình trạng này có thể làm gián đoạn giấc ngủ và gây tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như sự phát triển của các bé. Vậy nguyên nhân là gì và cách chữa bệnh mất ngủ ở trẻ em như thế nào? Cùng Nhà Thuốc Minh Thi 2 tìm hiểu tại bài viết dưới đây nhé.

Chứng mất ngủ ở trẻ em

Mất ngủ ở trẻ nhỏ là tình trạng trẻ em thường tỉnh táo mỗi khi đến giờ đi ngủ, khó vào giấc hoặc bị thức dậy trong đêm. Thậm chí, các bé cũng có thể tỉnh dậy rất sớm vào hôm sau. Chứng mất ngủ ở trẻ em thường xảy ra phổ biến đối với các bé còn nhỏ, thế nhưng những bé lớn vẫn có thể gặp tình trạng này.

tre-em-mat-ngu-ban-dem
Chứng mất ngủ ở trẻ em

Nguyên nhân trẻ bị mất ngủ

Nguyên nhân mất ngủ ở trẻ em đến từ nhiều lý do khác nhau. Dưới đây là một số nguyên do thường gặp dẫn đến tình trạng mất ngủ ở trẻ em.

  • Thời gian đi ngủ quá muộn: Trẻ em nên đi ngủ sớm để có một sức khỏe tốt nhất và đảm bảo sự phát triển toàn diện cho các bé. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ vẫn ngủ quá muộn do phải làm nhiều bài tập hoặc chơi game, xem phim mà quên mất thời gian ngủ. Lâu dần việc này sẽ tạo thành thói quen khiến bé bị mất ngủ.
  • Trẻ gặp phải áp lực: Người lớn thường gặp áp lực về cuộc sống, gia đình, công việc, tài chính thì trẻ em cũng có áp lực chính là trong vấn đề học tập. Cha mẹ thường đặt rất nhiều kỳ vọng rằng con phải giỏi toàn diện, cho học quá nhiều từ đó khiến các con bị căng thẳng, stress về thành tích học tập của mình.
  • Thiếu chất: Trẻ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu như sắt, kẽm, canxi, magie cũng là nguyên nhân trẻ mất ngủ. Những vi chất này ảnh hưởng lớn đến việc điều khiển giấc ngủ ở não bộ, nếu thiếu chúng cơ thể bé sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, ngày ngủ nhiều và đêm sẽ thức khuya.
  • Phòng ngủ không đảm bảo: Nếu phòng ngủ của trẻ quá sáng, quá ồn ào hoặc nhiệt độ nóng/ lạnh không phù hợp cũng làm trẻ em mất ngủ.
  • Gặp vấn đề về sức khỏe: Một số vấn đề liên quan đến sức khoẻ như hen suyễn, rối loạn lưỡng cực, rối loạn phát triển thần kinh,… hay ngứa do chàm da là nguyên nhân mất ngủ ở trẻ sơ sinh.

Triệu chứng mất ngủ ở trẻ em

Trẻ em bị mất ngủ thường gặp một số triệu chứng sau đây:

tre-em-mat-ngu-ban-dem-1
Triệu chứng mất ngủ ở trẻ em
  • Trẻ thường khó ngủ, không thể ngủ sâu giấc vào ban đêm;
  • Trẻ dậy quá sớm vào sáng hôm sau;
  • Trẻ thường rơi vào trạng thái căng thẳng, lo lắng và quấy khóc ở trẻ sơ sinh;
  • Trẻ thường buồn ngủ và ngủ quá nhiều vào ban ngày;
  • Khả năng tập trung của trẻ kém;
  • Trí nhớ của trẻ giảm, không minh mẫn và hay bị xao nhãng;
  • Tâm trạng của trẻ thường dễ bị kích động hoặc thay đổi thất thường.

Cách chữa mất ngủ cho trẻ em

Chữa mất ngủ cho trẻ em phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau từ nguyên nhân đến mức độ, tình trạng thực tế, triệu chứng cụ thể,… Từ đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ chia sẻ đến phụ huynh biện pháp điều trị tốt nhất cho các con. Dưới đây là một số phương pháp chữa mất ngủ thường được các bác sĩ áp dụng:

Tạo thói quen ngủ tốt

Cha mẹ hãy xây dựng cho trẻ một thói quen ngủ lành mạnh và khoa học nhất ngay từ khi con còn nhỏ. Việc này không chỉ giúp trẻ có lối sống tốt mà còn đảm bảo cho các bé được phát triển tốt nhất.

tre-em-mat-ngu-ban-dem-2
Tạo thói quen ngủ tốt
  • Thiết lập giờ ngủ cố định, kể cả vào những ngày nghỉ.
  • Không cho trẻ ăn quá no, uống quá nhiều nước hay để bụng đói trước khi đi ngủ.
  • Chuẩn bị không gian ngủ êm ái, dễ chịu nhất cho các con bằng cách để không gian yên tĩnh, sử dụng quạt hoặc điều hoà nếu quá nóng và không để ánh sáng lớn khi ngủ.
  • Khuyến khích trẻ tham gia tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày.
  • Che mẹ cũng nên dành thời gian bên con trước khi đi ngủ như việc đọc truyện, đọc thơ cùng con. Điều này vừa giúp gắn bó tình cảm cha mẹ –  con cái, vừa khiến con có cảm giác yên tâm hơn và dễ đi vào giấc ngủ.
  • Đối với trẻ sơ sinh bị mất ngủ, cha mẹ có thể sử dụng tiếng ồn trắng để con bạn cảm thấy an toàn và dễ vào giấc ngủ hơn.

Trị liệu hành vi nhận thức ở trẻ

Đừng để những áp lực về học tập, suy nghĩ tiêu cực khiến trẻ mất ngủ. Nếu trẻ đang ở trong tình trạng này, cha mẹ nên áp dụng các liệu pháp hành vi nhận thức để con được giải tỏa căng thẳng, đầu óc cũng thoải mái và suy nghĩ tích cực hơn. Như vậy, con bạn cũng có thể thư giãn và đi sâu vào giấc ngủ.

Bổ sung dinh dưỡng

Như đã chia sẻ ở trên, bị mất ngủ ở người trẻ do thiếu chất gây ra nên cha mẹ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cần thiết cho con. Bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống đa dạng các loại vitamin như A, D, E, B,… và các dưỡng chất thiết yếu như sắt, canxi, kẽm,… để đảm bảo cơ thể bé hoạt động tốt hơn. Qua đó, thúc đẩy giấc ngủ ngon và tăng cường đề kháng, chiều cao, cân nặng cho trẻ.

tre-em-mat-ngu-ban-dem-3
Bổ sung dinh dưỡng

Áp dụng liệu pháp tự nhiên

Phụ huynh cũng có thể áp dụng cách chữa mất ngủ ở trẻ em bằng liệu pháp tự nhiên như:

  • Cho trẻ uống một cốc nước ấm hoặc sữa ấm trước khi đi ngủ. Nếu bé đang ở độ tuổi vị thành niên, bạn cũng có thể cho con uống một cốc trà hoa cốc không đường để xoa dịu thần kinh giúp cơ thể thư giãn và dễ ngủ.
  • Cha mẹ có thể sử dụng túi ngủ để tạo cảm giác an toàn cho trẻ, nhờ đó con cũng dễ dàng ngủ ngon hơn.
  • Nếu trẻ trên 5 tuổi, bạn có thể xông một số loại tinh dầu tự nhiên như tinh dầu cam, gừng, bạc hà hay oải hương để giảm căng thẳng, kích thích cơn buồn ngủ của trẻ.
  • Trước khi đi ngủ, bạn có thể cùng con ngâm chân bằng nước ấm để thư giãn. Điều này không chỉ giúp bạn dễ ngủ mà các bé cũng ngủ ngon hơn.

Sử dụng thuốc

Nếu trẻ con mất ngủ ở mức nặng hơn, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị tình trạng này. Một số nhóm thuốc như Organika Bedtime, melatonin, clonidine,… đều có tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị giấc ngủ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có sự hướng dẫn, theo dõi và giám sát bởi bác sĩ chuyên khoa.

Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, giấc ngủ có vai trò rất quan trọng. Do đó, trẻ mất ngủ ban đêm ảnh hưởng không khó đến sức khoẻ của các con nên cha mẹ cần chú ý tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng các biện pháp phù hợp để khắc phục kịp thời. Hy vọng bài viết chúng tôi đã chia sẻ sẽ giúp bạn có phương pháp để bảo vệ sức khoẻ của các con đang trong giai đoạn phát triển.

Hotline
Nhắn tin Zalo
Nhắn tin facebook
button