Trám răng là một trong những phương pháp nha khoa phổ biến giúp khôi phục cấu trúc, chức năng của phần răng bị tổn thương do nhiều nguyên nhân gây ra. Quy trình trám răng được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và chi phí hợp lý. Nhà Thuốc Minh Thi 2 hôm nay sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết hơn về trám răng là gì và quy trình của chúng.
Trám răng là gì?
Trám răng hay còn tên gọi khác làm hàn răng. Đây là một kỹ thuật nha khoa sử dụng vật liệu nhân tạo để lấp đầy các lỗ hoặc khoảng trống trên men răng đã bị sâu, hư hỏng hoặc gãy.
Trám răng là cách bịt kín lỗ sâu răng để tránh cho vi khuẩn xâm nhập, huỷ hoại tuỷ và mô răng. Đồng thời, trám răng cũng giúp khôi phục hình dạng răng, cải thiện chức năng răng để trở về trạng thái ban đầu.
Quy trình trám răng được thực hiện khi bạn gặp một số vấn đề như: răng sâu, răng mẻ, răng thưa, bị hở kẽ nhẹ hoặc răng bị mòn, khuyết cổ chân răng hay trám răng thay thế chỗ trám cũ.
Các loại trám răng phổ biến
Dưới đây là một số loại trám răng phổ biến bạn sẽ được nha sĩ kiểm tra, xem xét, đánh giá trước khi thực hiện trám răng và tư vấn đến bạn loại trám phù hợp.
Trám răng bằng sứ
Trám răng bằng sứ hay có tên gọi khác là trám răng inlay/onlay. Chất liệu sứ để trám răng được sản xuất trong phòng thí nghiệm theo khuôn răng, sau đó nha sĩ tiến hành gắn vào răng. Màu sắc của sứ gần giống với màu răng tự nhiên và có tác dụng chống tình trạng ố vàng ở răng, chúng có thể bao trùm toàn bộ bề mặt răng. Tuy nhiên, giá thành trám răng sứ khá cao.
Trám răng mạ vàng
Vàng dùng để trám răng được cấu tạo từ hợp kim vàng, đồng và các kim loại khác như titan. Chất liệu này đã được sử dụng trong nha khoa hơn 1000 năm nay bởi độ bền của chúng rất cao. Tuy nhiên, khi trám răng bằng vàng thường không sử dụng cho răng cửa bởi chúng khác hoàn toàn với máu răng tự nhiên.
Trám răng bằng GIC
Trám răng bằng GIC (Glass Ionomer Cement) là một phương pháp trám răng có giá thành rẻ và phổ biến hiện nay. GIC là vật liệu có màu trắng bột, chứa Fluor chống sâu răng và thường được dùng để trám lỗ sâu.
Thông thường, GIC chỉ được dụng để trám răng cửa, răng sữa và những răng nằm ở vị trí không chịu quá nhiều lực. Ngoài ra, chất liệu này có độ bền thấp và khả năng chịu lực kém hơn composite nên bạn có thể cân nhắc.
Trám răng Amalgam
Amalgam là một chất trám màu bạc, chúng được kết hợp từ nhiều thành phần kim loại như thuỷ ngân, bạc, thiếu và đồng. Độ bền của chất liệu này được đánh giá rất cao, giá cả cũng rất phải chăng. Tuy nhiên, trám răng bằng Amalgam thường có màu tối hơn màu răng tự nhiên, hơn nữa chất liệu này không an toàn cho sức khỏe, ảnh hưởng đến môi trường nên ít được sử dụng.
Trám răng Composite
Composite là một hỗn hợp có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt và thường được dùng ở miếng trám cỡ nhỏ đến trung bình. Việc trám răng bằng Composite có thể thực hiện cả trên răng cửa, răng hàm và chúng có màu gần giống với màu răng thật nên bạn hãy yên tâm khi lựa chọn phương pháp này nhé.
Quy trình trám răng diễn ra như thế nào?
Quy trình trám răng được thực hiện theo 02 cách là trực tiếp và gián tiếp. Phụ thuộc vào mức độ hư hại của răng, nha sĩ sẽ tư vấn bạn chọn phương pháp trám phù hợp.
Trám răng trực tiếp
Trám răng trực tiếp được thực hiện theo các bước cụ thể dưới đây:
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn từ nha sĩ: Bạn sẽ được nha sĩ chỉ định chụp X-quang, kiểm tra chỗ cần trám. Từ đó nắm được tình trạng răng miệng, kích thước vùng cần trám và tư vấn bạn phương pháp trám phù hợp.
- Bước 2: Gây tê và vệ sinh chỗ cần trám: Nha sĩ thực hiện gây tê cục bộ tại vị trí thực hiện trám răng. Nếu răng bị sâu, nha sĩ sẽ làm sạch chỗ sâu bằng dụng cụ chuyên dụng và vệ sinh sạch sẽ mọi mảng vụng thức ăn, cao răng.
- Bước 3: Tiến hành trám răng: Nha sĩ tiến hành đổ vật liệu trám răng vào bên trong khoang trám hoặc cho lên phần răng sâu. Vật liệu trám ban đầu tồn tại ở dạng lỏng, sau đó tiến hành chiếu laser và dần đông cứng lại thông qua phản ứng quang trùng hợp.
- Bước 4: Chỉnh sửa lại chỗ trám: Nha sĩ tiến hành điều chỉnh lại vết trám, loại bỏ vật liệu dư thừa để đảm bảo bề mặt trám được nhẵn bóng, không bị cộm vướng hay gây khó chịu.
Đối với cách trám răng trực tiếp chỉ mất từ 20 – 30 phút thực hiện hoặc thời gian có thể chênh lệch theo tình trạng răng cũng như vật liệu trám.
Trám răng gián tiếp
Ở quy trình trám răng gián tiếp, bước thăm khám, tư vấn và gây tê hoàn toàn giống với quy trình trám trực tiếp. Tuy nhiên, cách làm này cần thực hiện thêm việc lấy dấu hàm để làm thành miếng trám bên ngoài. Cụ thể như sau:
- Bước 1: Thăm khám và tư vấn: Tương tự như quy trình trám răng trực tiếp.
- Bước 2: Gây tê và vệ sinh răng cần trám: Tương tự như quy trình trám răng trực tiếp
- Bước 3: Lấy dấu hàm: Sau khi răng được làm sạch hoàn toàn, nha sĩ lấy dấu mẫu hàm để tạo hình miếng răng theo đúng hình dạng, kích thước của lỗ hổng. Thông thường, bạn sẽ được hẹn lịch sau vài ngày để quay lại hoàn thành nốt quy trình trám răng.
- Bước 4: Gắn miếng trám lên răng: Miếng trám răng sau khi được chế tác dựa trên dấu hàm sẽ được gắn với răng bằng vật liệu xi măng chuyên dụng.
Cách trám răng gián tiếp thường mất khoảng 2 lần hẹn với bác sĩ, mỗi lần thực hiện mất khoảng 45 phút.
Trám răng không chỉ giúp khôi phục hình dáng và chức năng răng mà kỹ thuật này còn bảo vệ răng của bạn khỏi những tổn thương nghiêm trọng trong tương lai. Với quy trình an toàn, nhanh chóng và ít gây đau đớn, đây là phương pháp chăm sóc răng miệng hiệu quả bạn nên cân nhắc để có một hàm răng được bảo vệ tốt nhất nhé.