Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ là một bệnh liên quan tới tĩnh mạch hậu môn. Thông thường, máu được bơm từ tim sau khi chảy qua động mạch sẽ đến hậu môn để nuôi dưỡng mô cơ. Lượng máu này sau đó sẽ được bơm lại tĩnh mạch để đưa trở lại về tim, tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín, liên tục. Khi quá trình này gặp phải tác động từ bên ngoài, bị cản trở dẫn đến lượng máu không thể quay trở lại tim, gây ra tình trạng ứ trệ, làm căng phồng tĩnh mạch. Lâu dần, các tĩnh mạch giãn ra, bị mỏng và dẫn đến các búi trĩ.
Trên góc độ y khoa, bệnh trĩ chia thành 2 thể là trĩ nội và trĩ ngoại. Trong đó, mỗi loại lại được phân thành 4 cấp, nguy hiểm nhất là cấp độ số 4:
- Trĩ độ 1: Đây là cấp độ nhẹ nhất của bệnh trĩ với búi trĩ nằm hoàn toàn ở trong ống hậu môn.
- Trĩ độ 2: Ở trạng thái bình thường, búi trĩ nằm ở trong ống hậu môn nhưng khi đi cầu thì chúng sẽ lòi ra ngoài. Búi trĩ sẽ quay trở lại trạng thái ban đầu sau khi người bệnh đi cầu xong.
- Trĩ độ 3: Búi trĩ có thể tự sa ra ngoài nếu người bệnh trĩ đi lại nhiều, thậm chí khi làm việc nặng hay ngồi xổm. Ở giai đoạn này, cần phải sử dụng tay để tác động thì búi trĩ mới thụt vào trong.
- Trĩ độ 4: Búi trĩ sa hoàn toàn toàn ra ngoài ống hậu môn, gây đau đớn cho người bệnh.
Bệnh trĩ có thể gặp ở mọi độ tuổi, phổ biến nhất là người trung niên, từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen làm việc và sinh hoạt không khoa học ở một số người.
Để chủ động ngăn chặn tình trạng này, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng, luyện tập và nghỉ ngơi hợp lý.
Dấu hiệu bệnh trĩ
Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh trĩ mà bạn không nên bỏ qua:
- Chảy máu không kèm trong quá trình đi tiêu: Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn khi đi đại tiện. Trong quá trình đi cầu, xuất hiện một lượng nhỏ máu tươi thấm trên giấy vệ sinh hoặc trong bồn cầu. Ở giai đoạn nặng hơn, máu có thể chảy thành giọt hoặc bắn tia, ngồi xổm cũng bị chảy máu.
- Bệnh trĩ gây ra các dấu hiệu ngứa ngáy: Đây là dịch bài tiết ở niêm mạc ống hậu môn, với những cơn ngứa ngáy, gây ra những mùi khó chịu, khiến người bệnh mất tự tin.
- Bệnh trĩ làm sưng đau hậu môn: Khi sờ vào hậu môn thấy có một khối mềm nhô lên. Người bệnh có thể không quá đau tới không đau nhưng gây cảm giác cộm, nhất là khi mặc đồ bó. Trong trường hợp nứt hoặc bít tắc hậu môn búi trĩ còn gây đau rát.
- Bệnh trĩ khiến việc đi đại tiện thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn: Ở cấp độ 1, 2, búi trĩ có thể tự động thụt lên, hoặc dùng tay đẩy vào trong ở độ 3, tuy nhiên đối với trĩ cấp độ 4, bởi lúc này các búi trĩ đã quá dài nên khó có thể đẩy vào trong ngay cả khi người bệnh dùng tay tác động.
Nếu gặp phải một trong những dấu hiệu của bệnh trĩ kể trên, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân bệnh trĩ
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị của bác sĩ. Một số nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ phổ biến mà người bệnh không nên bỏ qua bao gồm:
- Táo bón kéo dài: Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ. Táo bón kéo dài khiến người bệnh mỗi khi đi cầu phải rặn, gây áp lực trong lòng ống hậu môn tăng gấp 10 lần so với bình thường. Điều này hình thành nên các búi trĩ, theo thời gian, búi trĩ phát triển với kích thước lớn và sa ra ngoài.
- Nguyên nhân bệnh trĩ do hội chứng lỵ: Hội chứng này khiến người bệnh phải đi đại tiện nhiều lần trong ngày, mỗi lần đại tiện phải rặn làm gia tăng áp lực trong ổ bụng.
- Tính chất công việc: Những người thường xuyên phải đứng lâu, ngồi nhiều hoặc duy trì ở một tư thế trong thời gian dài như nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe,… cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn người bình thường.
- U bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh: Điển hình là ung thư trực tràng, u bướu vùng tiểu khung, thai nhiều tháng… khi chúng phát triển có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên, lâu dần dẫn đến bệnh trĩ.
- Tuổi tác: Một số nghiên cứu cho thấy tuổi càng cao thì các cơ ở vùng hậu môn càng dễ bị thoái hóa, co thắt, đặc biệt là ở những người trong độ tuổi từ 30 – 60.
- Nguyên nhân bệnh trĩ do chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý: Thói quen thường xuyên ăn thịt, các đồ ăn chế biến nhanh mà quên bổ sung rau xanh, hoa quả tươi sẽ làm cho cơ thể thiếu trầm trọng các chất xơ và các vitamin cần thiết để hỗ trợ tiêu hóa.
- Mang thai: Phụ nữ đang mang thai có nguy cơ bị bệnh trĩ cao hơn bình thường do các tĩnh mạch trĩ bị dồn ép bởi sự phát triển của thai nhi.
- Quan hệ qua đường hậu môn: Đây cũng là một trong những nguyên nhân thường thấy của bệnh trĩ mà người bệnh không nên bỏ qua
-
Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh cũng như có phương pháp điều trị phù hợp, bạn cần đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán sớm.
Hình ảnh bệnh trĩ qua các cấp độ
Hình ảnh bệnh trĩ có sự khác biệt ở trĩ nội và trĩ ngoại cũng như từng cấp độ. Cụ thể như sau:
Hình ảnh trĩ nội
- Trĩ nội độ 1: Các đám rối tĩnh mạch bắt đầu giãn nở, hình thành nên các búi trĩ bên trong ống hậu môn. Xuất hiện máu tươi mỗi khi người bệnh đi đại tiện.
- Trĩ nội độ 2: Khi đi đại tiện, người bệnh trĩ thấy một “cục thịt hồng” lòi ra ngoài hậu môn và tự co lại. Ngoài ra quanh hậu môn có xuất hiện chất nhầy gây cảm giác ngứa
- Trĩ nội độ 3: Búi trĩ phát triển với kích thước lớn và sa ra ngoài hậu môn, không thể tự co lại
- Trĩ nội độ 4: Đây là cấp độ nặng nhất của bệnh trĩ nội, búi trĩ chảy máu thành dòng kể cả khi người bệnh không đi đại tiện.
Hình ảnh trĩ ngoại
- Trĩ ngoại độ 1: Búi trĩ lòi ra ngoài có kích thước bằng hạt đậu, có cảm giác ẩm ướt và ngứa ngáy nhẹ ở hậu môn
- Trĩ ngoại độ 2: Người bệnh trĩ thấy máu xuất hiện sau khi đi đại tiện hoặc thấm trên giấy vệ sinh. Lúc này các búi trĩ phát triển to dần, khiến người bệnh khó chịu.
- Trĩ ngoại độ 3: Búi trĩ phát triển lớn làm vùng da quanh hậu môn căng bóng, mất đi các nếp nhăn tự nhiên. Hậu môn sưng và đau rát, máu tươi chảy thành giọt
- Trĩ ngoại độ 4: Búi trĩ tiết nhiều dịch gây viêm nhiễm, đau đớn cho người bệnh.
Hướng điều trị bệnh trĩ an toàn và hiệu quả
Tại Phòng khám Đa khoa Thuận Đức, chúng tôi điều trị Trĩ bằng phương pháp nội khoa, bạn sẽ được nội soi trực tràng để xem mức độ của bệnh và điều trị bằng thuốc. Đối với các trường hợp nặng, búi trĩ sa ra ngoài nhiều cần phẫu thuật, bạn có thể lên các bệnh viện tuyến trên.
Tìm hiểu quy trình khám chữa bệnh BHYT ở Phòng khám Đa khoa Thuận Đức: Tại đây